Đang hot
4 Tư Duy Ngăn Cản Quá Trình Chuyển Hóa Tri Thức (P1)
Người COACH không đơn giản là người đưa ra lời khuyên hay giải pháp. Thực chất, kết quả bền vững mà khách hàng nhận được là quá trình chuyển hóa nhận thực từ tiêu cực sang tích cực của khách hàng. Từ nhận thực tích cực họ mới có cho mình khả năng ra quyết định mang tính chiến lược và một thái độ giao tiếp hiệu quả hơn.
Hãy cùng ActionCOACH khám phá cách một người Coach chuyển hóa tư duy tích cực cho khách hàng qua hành trình đầy ý nghĩa trong bài viết dưới đây!
1. Chuyển hóa tư duy “Tôi biết rồi” thành tư duy lắng nghe:
Câu nói “Vâng, con biết rồi!” có lẽ là một trong những dấu ấn quen thuộc của tuổi trẻ, thể hiện sự tự tin. Khi trưởng thành, chúng ta ít nói câu này hơn, nhưng trong tâm trí vẫn thường vang lên: “Ừ, tôi biết rồi!” Có thể ngay lúc bạn đọc những dòng này, bạn cũng nghĩ như vậy. Tuy nhiên, mỗi khi ta tự nhủ “Tôi biết,” đôi khi ta lại vô tình đóng cánh cửa học hỏi.
Mỗi vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, và nếu ta cứ giữ mãi suy nghĩ “Biết rồi, không cần nghe thêm,” thì chính mình đang tự giới hạn tư duy của mình. Nhiều người trong chúng ta dễ dàng nói “Tôi biết” mà không nhận ra mình bỏ lỡ cơ hội khám phá những góc nhìn mới.
Thay vì vội vàng khẳng định “Tôi biết rồi,” thử chuyển sang tư duy của một người luôn lắng nghe và hỏi “Có điều gì mới mẻ ở đây không?” Câu hỏi này giúp mở rộng khả năng tiếp nhận kiến thức, đồng thời nhìn nhận mọi vấn đề một cách đa chiều. Với tư duy này, bạn sẽ không ngừng học hỏi, phát triển và duy trì đam mê khám phá. Quan trọng hơn hết, đó là sự tôn trọng quan điểm của người khác, kết hợp cùng cái nhìn của bản thân để có một nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về mọi sự việc trong cuộc sống. Đây chính là cách mà một COACH giúp bạn chuyển hóa tư duy từ “Tôi biết rồi” thành tư duy lắng nghe, để bạn không chỉ tiếp thu mà còn thấu hiểu và phát triển.
2. Chuyển hóa từ Đổ lỗi, Bào chữa, Phủ nhận thành Làm Chủ, Có Trách Nhiệm, Chịu Trách Nhiệm
Khi gặp khó khăn, chúng ta thường dễ dàng tìm lý do bên ngoài để biện minh cho sự thất bại, thay vì nhìn nhận và nhận trách nhiệm.
Khi một dự án bị trễ hạn, thay vì tự hỏi liệu mình đã giao việc rõ ràng chưa, liệu công việc có phù hợp với người nhận không, ta lại trách móc nhân viên lười biếng, thiếu trách nhiệm. Khi dịch bệnh khiến mọi thứ khó khăn, ta dễ dàng đổ lỗi cho hoàn cảnh, tự bào chữa rằng “Mọi người đều như vậy mà, chẳng ai làm gì được.”
Đây chính là biểu hiện của tư duy đổ lỗi, một tư duy ngăn cản sự phát triển. Khi ta không chịu nhìn nhận những sai sót và tìm cách cải thiện, thay vào đó chỉ tìm lỗi ở người khác, chúng ta tự giới hạn khả năng của chính mình. Dù có những lúc không phải lỗi của bạn, nhưng bạn vẫn cần chịu trách nhiệm về kết quả. Chỉ khi chúng ta nhận ra điều này, chúng ta mới có thể tìm ra các giải pháp và chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.
Để vượt qua tư duy đổ lỗi, bào chữa và phủ nhận, bạn cần chuyển hóa tư duy thành các bước sau:
- Tư duy làm chủ: Bạn cần nhận thức rằng cuộc sống của mình là do chính mình làm chủ. Bạn có quyền quyết định và kiểm soát mọi thứ trong công việc và cảm xúc. Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy tự hỏi: “Điều gì đang tác động đến kết quả và làm sao tôi có thể giải quyết tốt nhất?” Khi bạn làm chủ cảm xúc và hành động của mình, bạn sẽ có thể vượt qua mọi thử thách.
- Tư duy có trách nhiệm: Khi bạn đã đưa ra phương án giải quyết, bạn cần có trách nhiệm trong việc điều hành, quản lý và phân công công việc. Hãy đảm bảo rằng nhân viên có đủ năng lực, kỹ năng và tài nguyên để hoàn thành công việc. Nếu chưa, hãy lập kế hoạch đào tạo và hướng dẫn thay vì chỉ mong chờ họ tự xoay xở.
- Tư duy chịu trách nhiệm: Trong quá trình thực hiện, bạn cần theo dõi sát sao để đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng tiến độ. Theo dõi không chỉ là hỏi “Em xong chưa?”, mà là giúp nhân viên hiểu rõ công việc, cung cấp hướng dẫn khi cần thiết để đảm bảo chất lượng công việc. Bạn phải chịu trách nhiệm đánh giá, hướng dẫn và bảo vệ chất lượng đầu ra.
Với những tư duy này, bạn không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn tạo ra một môi trường làm việc chủ động, có trách nhiệm và hiệu quả. Một người COACH sẽ giúp bạn chuyển hóa từ tư duy đổ lỗi, bào chữa, phủ nhận sang tư duy làm chủ, có trách nhiệm và chịu trách nhiệm. Đó chính là con đường để bạn trở thành một nhà lãnh đạo thực sự, dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công lâu dài.
Xem thêm: https://actioncoach.vn/4-tu-duy-ngan-can-qua-trinh-chuyen-hoa-tri-thuc-p2
Như bạn thấy, COACHING là quá trình mà một người COACH giúp bạn chuyển hóa tư duy cũ thành tư duy mới thông qua phương pháp khai vấn. Người COACH sẽ đặt câu hỏi, dẫn dắt tư duy của bạn để bạn nhận ra những điểm chưa hợp lý trong hành vi, thái độ và kiến thức của bản thân. Từ đó, bạn có thể thay đổi và nâng cao ý thức của mình. Khi bạn bắt đầu nhìn cuộc sống bằng một góc nhìn tích cực, những điều tích cực sẽ tự khắc đến với bạn. Hãy tìm một COACH để đồng hành cùng bạn ngay hôm nay!
Cùng Danh Mục
Khám phá thêm vô số bài viết khác cùng danh mục